[Sức Khỏe] 5 Điều Các Nữ Runner Nên Biết Về Vùng "Đó" Của Mình

Chạy bộ không chỉ có tác động tới đùi và đôi bàn chân của bạn mà còn tới cả những phần khác nữa. Hãy học cách giữ cho cơ thể của bạn có được vóc dáng hoàn hảo nhất.

Trước khi xỏ giày và bước ra ngoài, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến những thứ như vớ liền ( không đường may) để giúp đôi chân bạn thoải mái, nạp đủ dinh dưỡng để bụng bạn dược dễ chịu và một phaylist hoàn hảo để giữ đầu bạn được thư thái. Nhưng vẫn có những khu vực khác trên cơ thể-ngực, tử cung và âm đạo của bạn-cũng xứng đáng nhận được sự quan tâm từ chủ nhân của chúng.

Đừng đỏ mặt. Nếu bạn muốn buổi chạy nào của mình cũng là buổi chạy hiệu quả nhất thì bạn cần phải xem xét một cách tỉ mỉ xem chạy bộ ảnh hưởng đến cơ thể của mình như thế nào. Dưới đây là 5 điều mà mỗi runner nữ nên biết về mối liên quan giữa chạy bộ với vùng mà phụ-nữ-nào-cũng-biết-là-vùng-nào-đó.

Huyết Trắng Là Bình Thường
Nếu sau một buổi chạy, bạn về nhà và thấy rằng có nhiều huyết trắng hơn bình thường trong quần soóc thể thao của bạn thì cũng đừng lo lắng, Julie M. Levitt, người từng hoàn thành cuộc chạy marathon 15 lần và là bác sĩ chuyên khoa sản từ Women’s Group of Northwestern (một phòng khám phụ-sản với 100% nhân viên là nữ giới) ở Chicago. Chạy thực sự không làm cơ thể bạn sản sinh ra nhiều huyết trắng (dịch âm đạo) hơn mà chỉ khiến lượng dịch có sẵn bị tống ra nhiều hơn mà thôi.

“Việc vận động thân thể sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng của bạn,” Levitt nói. Thêm nữa là những bài tập như chạy bộ gây nên những chuyển động mạnh tương tự như việc gõ mạnh vào đít của chai nước sốt vậy. Và kết quả của tất cả những áp lực đó là việc một số thứ bị tống ra ngoài.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về huyết trắng trong khi chạy, Levitt khuyên bạn nên mang một miếng băng vệ sinh mỏng dưới đồ lót hay quần soóc chạy bộ tích hợp đồ lót. Tuy nhiên, nếu bạn thấy việc tăng tiết huyết trắng sau mỗi buổi chạy vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày hay nhiều tuần tiếp theo, hoặc có kèm theo màu đỏ hay gây ngứa ngáy, thì đó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã bị viêm nhiễm hoặc bị mất cân bằng pH tại vùng kín. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Chạy Bộ Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Gây Viêm Nhiễm
Như bạn chắc chắn đã biết, mồ hôi ở đũng quần là điều không mới đối với các runner. Đó là điều xảy ra khi bạn tập luyện nặng cộng với việc cọ sát hai bắp đùi với nhau 180 lần trên một phút. Nếu bạn không nhanh chóng làm khô loại mồ hôi này ( và cả huyết trắng) thì sẽ rất dễ khiến cho nấm có sẵn trong âm đạo của bạn sinh sôi và nhân lên, dẫn tới việc viêm nhiễm, khó chịu và rất ngứa ngáy, theo Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa, giảng viên lâm sàng (assistant clinical professor) tại Đại Học Y Mount Sinai và đồng tác giả của V is for Vagina.

Giảm nguy cơ bị viêm nhiễm bằng cách mặc quần áo tổng hợp được làm bằng loại vải thoát mồ hôi, Dri-FIT, hay chất liệu kháng khuẩn, Levitt cho biết. Ngoài ra, hãy nhớ rằng chất liệu cotton và hữu cơ thấm nhiều mồ hôi hơn những đồ làm từ chất liệu tổng hợp. Nhưng cũng không quan trọng là bạn mặc gì khi chạy, Dweck khuyên nên tắm, hay ít nhất là thay quần áo ướt ngay khi bạn nghỉ ngơi.

Liên Quan: 5 Điều Mà Cánh Runner Nam Nên Biết Về Khu Vực “ĐÓ” Của Mình

Ngực (Bất Kỳ Kích Cỡ ) Có Thể Bị Xô Lệch
Trong khi ngực bự có thể di chuyển lên xuống hơn 13 cm mỗi bước, thì ngực nhỏ cũng có thể chịu một lực tác động lớn khi chạy, theo nhà vật lý trị liệu Deirdre McGhee, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu tại Breast Research Australia ( tạm dịch: Trung tâm nghiên cứu về ngực Australia) Đại Học Wollongong. “Phụ nữ không những cần quan tâm đến độ lớn của chuyển động mà còn cả tần suất nữa. Nếu bạn chạy hàng giờ mỗi tuần thì ngực của bạn sẽ bị nảy lên đến hàng mười nghìn lần. Tất cả những ảnh hưởng đó cũng là điều dễ hiểu mà thôi.”

Và, thường nó dẫn tới ( thường là trong tiềm thức) sự thay đổi dáng chạy của bạn để giảm sự chuyển động lên xuống của ngực. Có thể bạn lê bàn chân của mình, đẩy vai lên phía trước ( nhún vai), hay giảm biên độ đánh tay, McGhee cho biết. Dù sao đi nữa, việc làm đó cũng sẽ làm sai tư thế của bạn và có thể khiến bạn gặp chấn thương. Đó là ngoài việc tổn thương cấu trúc cơ xương khớp, về mặt lý thuyết nó còn có thể xảy ra với cả mô mềm nâng đỡ ngực của bạn nữa.

“Chúng ta đổ cả gia tài để bảo vệ bàn chân khỏi bị tổn thương,” McGhee nói. “Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm điều tương tự với ngực của mình?” Dù kích cỡ của bạn là bao nhiều, cô ấy khuyên nên cân nhắc đến một chiếc áo ngực với chất liệu nâng đỡ cao ví dụ như áo ngực molded cup, áo ngực có gọng ở dưới, dây áo ngực có miếng đệm và áo ngực có móc gài tăng kích cỡ. Mục đích là để tìm ra kiểu cân bằng giữa thoải mái và hỗ trợ nhất có thể.
(Đây là Những Áo Ngực Thể Thao Tốt Nhất Cho Từng Kích Cỡ.)

Nguy Cơ Bị Són Tiểu
Chạy bộ không phải là nguyên nhân gây sa tử cung, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ở những người bị yếu cơ vùng sàn chậu, Levitt cho biết. Phần lớn rơi vào các trường hợp phụ nữ sinh nở bình thường hay những người đang trong hoặc sắp vào thời kỳ tiền mãn kinh. Trong suốt thời kỳ thai sản cũng như thời kỳ tiền và mãn kinh, sự thay đổi hóc-môn có thể khiến các cơ vùng sàn chậu-đóng vai trò neo giữ và nâng đỡ tử cung và các cơ quan nội tạng khác-bị yếu đi.

Khi tử cung hạ ( hay sa xuống) nó có thể đè lên bàng quang và niệu đạo gây són. Và khi bạn vận động, áp lực trong ổ bụng sẽ tăng lên cộng thêm việc nảy lên và xuống sẽ càng khiến tử cung của bạn đè nén lên bàng quang và niệu đạo mạnh hơn.

“Thông điệp ở đây muốn gửi đến các bạn là hãy đi tiểu trước khi đi ra ngoài chạy bộ, đừng cố nín nhịn và đi vệ sinh khi bạn thấy cần,” Levitt nói. ( Nếu vẫn bị thì một miếng băng vệ sinh có thể giúp bạn thấm được bất cứ giọt nước nào rò rỉ ra ngoài.)

Tuy nhiên, về lâu dài, tập luyện cơ vùng sàn chậu của bạn có thể giúp giảm việc són tiểu khi chạy bộ. Nếu việc tiểu són bắt đầu gây cản trở bạn và tình yêu của bạn dành cho chạy bộ thì có thể bạn sẽ muốn cân nhắc đến việc gặp chuyên gia vật lý trị liệu chuyên sâu về phục hồi cơ vùng sàn chậu, cô cho hay.

Cọ Xát Xảy Ra Bên Dưới Vùng Thắt Lưng
Chúng ta đều đã nghe tới-hoặc có thể là quen với-việc ngực và đầu vú cọ xát. Nhưng nếu bạn cũng đã từng trải qua việc cọ xát âm hộ thì cũng đừng ngại. Chuyện đó không phải chỉ xảy đến với riêng bạn. “Khá nhiều phụ nữ than phiền về việc môi nhỏ của họ bị cọ xát khi chạy bộ,” Dweck nói. Việc này thường gặp ở những người phụ nữ cảm thấy môi nhỏ của mình ( hay còn gọi là môi bên trong) lớn hoặc để ý thấy chúng có thể nhìn thấy rõ khi đứng.

Bạn có thể giảm khả năng bị cọ xát và sưng tấy bằng cách bôi sáp chống kích ứng ( do cọ xát) trước và sau khi chạy. Thuốc mỡ A+D an toàn cho vùng dưới của bạn; chỉ cần chắc chắn rằng bạn chỉ bôi nó ở bên ngoài, Dweck nói. Bạn cũng có thể mặc những chiếc quần có đũng chật ( nhưng vẫn thoải mái). Chúng sẽ giúp môi âm hộ của bạn áp sát vào cơ thể, giúp chúng không bị cọ vào nhau hay vào đùi trong của bạn trong lúc chạy, cô nói.

Nguồn: Runner’sWorld

1 Lượt thích

Sao ông dịch ra được hay dữ vậy, ghê quá :persevere:
cơ mà rất ủng hộ việc này :heart:

1 Lượt thích

Cũng tàm tạm à. Nhiều chỗ vẫn còn lủng củng lắm. Hehe. :smile:

Bài này chắc phải nghiên cứu thực tế kỹ lắm mới dịch sát nghĩa như vậy :smile:

1 Lượt thích

Cũng có nghiên cứu chút chút à anh ơi. :laughing: